Phẫu thuật sụp mi

Phẫu thuật sụp mi

Phẫu thuật sụp mi

Phẫu thuật sụp mi

Bệnh sụp mi có nhiều nguyên nhân, có thể không gây mù mắt, nhưng làm giảm chức năng thị giác (đặc biệt là ở trẻ em) và gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt người bệnh.

Nguyên nhân sụp mi

Bình thường mi trên che qua vùng rìa giác mạc (ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen) phía trên khoảng 2mm. Nếu vượt quá giới hạn đó, người ta gọi là sụp mi. Có hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

sụp mi mắt

-Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mi, gồm sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi bẩm sinh phối hợp (ví dụ phối hợp với liệt cơ nâng mi trên bẩm sinh, liệt dây thần kinh 3 bẩm sinh, hội chứng Marcuss-Gunn: nháy mi trong khi bệnh nhân nhai, sụp mi bẩm sinh phối hợp với dị dạng ở mặt: mi trên ngắn, 2 mắt xa nhau,…).

-Sụp mi mắc phải có thể gặp do liệt dây thần kinh III do hội chứng khe giơi (liệt dây thần kinh VI, IV, V, III) do hội chứng đỉnh hố mắt, do hội chứng xoang hang, sụp mi do bệnh nhược cơ, sụp mi do cân cơ, sụp mi sau chấn thương, sụp mi do u mi, sụp mi sau bỏng…).

Ngoài ra, cần phân biệt với giả sụp mi, có thể gặp do nhãn cầu nhỏ, do viêm giác mạc…

Cơ chế sụp mi bẩm sinh  

Còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ chế của sụp mi bẩm sinh. Nhưng ở các trường hợp sụp mi bẩm sinh, dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy một phần sợi cơ nâng mi trên bị thay thế bằng tổ chức sợi, tổ chức mỡ hoặc thoái hóa cơ nâng mi trên.   

Phát hiện bệnh sụp mi như thế nào?

Khi mi trên che quá 1/5 trên của đường kính giác mạc (lòng đen) ở kinh tuyến 6-12 giờ (theo chiều trên dưới của lòng đen), cần phải đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa mắt.

Hậu quả của việc không điều trị bệnh sụp mi kịp thời?

sup-mi-mat

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chứng sụp mi, trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lác, hậu quả là làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt.

Sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nặng khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não,…), nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Khi nào cần điều trị sụp mi?

Trước hết, phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị bệnh toàn thân ổn định (như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…) mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi độ 3, độ 4 (bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân), cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.

Các kỹ thuật mổ điều trị sụp mi

Căn cứ vào chức năng cơ nâng mi trên, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chỉ định  phương pháp phẫu thuật phù hợp.

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên yếu, người ta khuyên nên làm phẫu thuật treo mi trên vào cơ trán bằng các nhiêu liệu như silicon, farcialata, dây treo sinh học…

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên tốt hoặc trung bình, người ta khuyên dùng phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên.

Đây là 2 nhóm phẫu thuật đang được dùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.sụp mi mắt

Hình trước và sau khi mổ sụp mi

Các biến chứng có thể gặp ở sụp mi

Hở kết mạc (lòng trắng), giác mạc (lòng đen) khi ngủ có thể gây viêm kết giác mạc, nếu mức độ hở ít có thể hết một thời gian sau mổ. Còn hở kết mạc phía trên giác mạc nhiều(mổ già), nhắm mắt lộ giác mạc (tròng đen), biến chứng này cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

Viêm loét giác mạc do hở mi, đây là một biến chứng nặng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chăm sóc sau mổ sụp mi

Bệnh nhân cần được thay băng, theo dõi và điều trị theo dõi chỉ định của bác sĩ. Tập nhắm mắt và tra thuốc mỡ kháng sinh, nước mắt nhân tạo dạng gel và nước thường xuyên để tránh khô kết giác mạc, nhất là khi ngủ. 

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12925861

https://www.webmd.com/eye-health/ptosis

https://medlineplus.gov/ency/article/003035.htm

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN